5 sai lầm khi uống nước ép trái cây giải nhiệt mùa hè ai cũng mắc phải
SKĐS-Giải khát bằng nước trái cây là cách mà nhiều người sử dụng để giải nhiệt vào mùa hè. Tuy nhiên không ít người từng một lần mắc phải các sai lầm dưới đây khi sử dụng nước trái cây.
Uống nước ép trái cây là biện pháp hữu hiệu để bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng. Nước trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe bởi nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình làm nước ép trái cây tại nhà, nhiều người lại mắc phải một số sai lầm khiến nước trái cây không thể phát huy hết công dụng của nó, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
Việc chế biến nước trái cây không đúng cách có thể làm thay đổi hương vị của đồ uống, gây khó khăn cho cơ thể trong việc tiêu hóa. Ngay cả việc sử dụng máy ép trái cây không đúng, bảo quản nước ép quá lâu… cũng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, mất tác dụng của nước ép, thậm chí còn gây hại cho cơ thể….
Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi ép nước trái cây để uống:
Chọn trái cây quá nhiều đường
Một số loại quả có hàm lượng đường tương đối cao như xoài, nhãn, chuối, vải, dứa ngọt, anh đào… Việc sử dụng nhiều hoa quả ngọt hoặc hoa quả có nhiều đường có thể gây hại cho sức khỏe, nhất là với những người thừa cân, béo phì, người mắc bệnh đái tháo đường... Tốt nhất,
người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây tươi tốt hơn nhiều so với việc ép thành nước, dễ làm lượng đường vào máu cao hơn.
Với những người bình thường, khỏe mạnh, nước trái cây vẫn là cách tốt nhất cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể của bạn. Bên cạnh đó, một số người có thói quen pha thêm đường vào nước trái cây, có thể làm tăng lượng fructose, từ đó làm tăng lượng đường vào cơ thể. Do đó, thay vì sử dụng đường hoặc trái cây ngọt khi làm nước ép, bạn nên sử dụng rau củ quả tốt hơn nhiều.
Sử dụn
g rau xanh sai cách
Nước ép rau dù rất tốt cho s
ức khỏe, nhưng người tiêu dùng cũng cần lựa chọn loại rau phù hợp. Nếu chọn quá nhiều loại rau ép một lúc sẽ rất khó uống bởi hương vị trộn lẫn của các loại rau, hoặc có rau khi ép ra nước có vị đắng, làm cho người uống cảm thấy buồn nôn. Do đó, nếu bạn đang làm nước ép rau xanh, hãy lưu ý những loại rau để trộn lẫn phù hợp, có thể trộn rau và củ quả.
Dùng máy ép trái cây ép nhiều rau quả một lúc
Ngày nay, nhà nào cũng có một chiếc máy ép nước trái cây, giúp chế biến nước trái cây chỉ trong vài phút. Nhưng bạn có biết, đây chính là "thủ phạm" làm giảm dinh dưỡng của nước ép? Bởi trong khi ép nước trái cây, máy ép trái cây tạo ra rất nhiều nhiệt làm phá hủy các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong trái cây và rau quả. Đây là thói quen mắc phải của nhiều bà nội trợ, thường ép một lần với lượng nhiều, khiến máy ép bị nóng lên, vô tình sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ép. Giải pháp là nếu bạn sử dụng máy ép trái cây, hãy đảm bảo rằng nó không chạy quá lâu để ép rau quả, đến mức máy nóng lên.
Ép nước trái cây cất trữ trong tủ lạnh
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nước ép trái cây sau khi làm xong nên uống ngay. Thời điểm uống nước trái cây cũng rất quan trọng, nếu bạn uống nước trái cây vào buổi sáng sớm và buổi tối, nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn thay vì cung cấp cho bạn dinh dưỡng.
Nhiều người có thói quen ép nước trái cây rồi cất trong tủ lạnh, điều này vô tình làm các vitamin và khoáng chất bị giảm đi ít nhiều khi sử dụng. Bạn có thể giữ nước trái cây tự làm trong tối đa 24 giờ, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên uống ngay nước trái cây khi ép xong, nó sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn.
Không bỏ hạt trái cây ra trước khi ép
Nếu bạn thường xuyên ép nước trái cây, hoa quả mà không bỏ hạt thì bạn đã làm một việc vô cùng sai. Trong hạt của hàng nghìn loại trái cây người ta đã tìm thấy chất cyanogenic gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi nếu dung nạp một lượng lớn chất cyanogenic mới gây các vấn đề tiêu hóa, chóng mặt, hạ huyết áp, đau đầu…
Tốt nhất khi ép trái cây bạn đừng quên bỏ hạt. Ngay cả một hạt nhỏ của trái cây cũng có thể làm hỏng hương vị nước ép của bạn và cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Trần Hải
(suckhoedoisong.com)