Vitamin B6 (Pyridoxine)
Vitamin B6 (còn gọi là pyridoxine) rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa acid amin (chất đạm) và có vai trò nhỏ hơn trong chuyển hóa carbohydrat, chất béo. Cơ thể càng tiêu thụ nhiều chất đạm càng cần nhiều vitamin B6.
Vitamin B6 giúp duy trì các chức năng bình thường của não bộ, giúp tạo thành hồng huyết cầu, kháng thể, estrogen (hormon nữ).
Vitamin B6 còn điều hòa sự sản xuất hóa chất ở não bộ kiểm soát sự ngủ nghỉ, cảm xúc và hấp thụ vitamin B12.
Vitamin B6 cũng được dùng để chữa các trường hợp thiếu máu, không đáp ứng với khoáng chất sắt.
Nguồn cung cấp
Vitamin B6 có nhiều trong cá đặc biệt là cá ngừ, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò nạc, chuối, quả bơ hoặc rau xà lách . Một số vi khuẩn đường ruột cũng tổng hợp được vitamin B6 đáp ứng một phần nhu cầu của cơ thể.
Vitamin B6 hòa tan trong nước, chịu đựng được nhiệt nhưng bị tia tử ngoại, sự oxy hóa phân hủy.
Nhu cầu
Mỗi ngày trung bình nên tiêu thụ khoảng 2 mg. Người già và phụ nữ có thai hoặc đang dùng viên uống tránh thai có nhu cầu cao hơn. Ngoài ra, nhu cầu cũng tăng cao theo tỷ lệ thuận với thành phần chất đạm trong bữa ăn.
Ảnh hưởng của thiếu và thừa
Thiếu vitamin B6 có thể gây viêm da tăng bã nhờn, thiếu máu hồng cầu nhỏ, có cơn run giật kiểu động kinh, trầm cảm và rối loạn ý thức. Thiếu vitamin B6 cũng dẫn tới giảm chức năng của tiểu cầu và quá trình đông máu. Thiếu vitamin B6 là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch.
Vitamin B6 từ thức ăn không gây độc, không gây tác dụng xấu đối với sức khỏe khi dùng nhiều. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao có thể gây rối loạn thần kinh ngoại biên, giảm cảm giác ở tứ chi. Dùng liều cao (2-4g/ngày) trong thời gian dài có thể gây viêm da thần kinh. Liều cao trên 10g/ngày có thể làm cho gan tạo ra các men bất thường.
Khuyến nghị mức tiêu thụ Vitamin B6 (pyridoxine) trong khẩu phần hàng ngày
Nguồn: Nutri ALL
Thận trọng: Thông tin trên không phải là tư vấn y tế và chỉ dùng để tham khảo hoặc nghiên cứu. Hãy xin ý kiến bác sĩ trước khi điều trị hoặc bổ sung dinh dưỡng.