Crôm (Chromium)

Crôm (chromium) là một vi khoáng thiết yếu. Crôm có trong thực phẩm thực phẩm khi ăn vào có vai trò kích thích hoạt động của insulin. Một số nghiên cứu đã chứng côm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự chuyển hóa hợp lý carbonhydrat và lipid, chúng có thể giúp làm giảm đái tháo đường type 2 và một số dạng đái tháo đường khác ở một số cá nhân mặc dù cơ chế của hoạt động này vẫn đang được nghiên cứu

Khi cơ thể thường ở trong tình trạng căng thẳng, khi ăn nhiều đường ngọt, khi cơ thể vận động nhiều, hoặc phụ nữ trong giai đoạn mang thai... thì lượng crôm giảm xuống.

Thiếu crôm gây hiện tượng mồ hôi ra nhiều, hay chóng mặt, buồn ngủ, hoặc ngây ngất, bàn tay lạnh, khát nước, thèm ăn ngọt...

Crôm trong thực phẩm không có bất kỳ tính độc nào, vì vậy không có mức giới hạn tiêu thụ nào được đặt ra.

Crôm có thể tìm thấy trong thịt, gan, hải sản, lúa mạch, men rượu, nấm, măng tre. Một số loại ngũ cốc nguyên cám có hàm lượng crôm cao. Hầu hết các sản phẩm từ sữa có ít crôm

Khuyến nghị mức tiêu thụ Crôm trong khẩu phần hàng ngày

Nhóm tuổi
Nam Nữ
0-5 tháng 0,2 µg 0,2 µg
6-8 tháng 5,5 µg 5,5 µg
9-11 tháng 5,5 µg 5,5 µg
1-2 tuổi 11 µg 11 µg
3-5 tuổi 15 µg 15 µg
6-7 tuổi 15 µg 15 µg
8-9 tuổi 25 µg 21 µg
10-11 tuổi 25 µg 21 µg
12-14 tuổi 25 µg 21 µg
15-19 tuổi 35 µg 24 µg
20-29 tuổi 35 µg 25 µg
30-49 tuổi 35 µg 25 µg
50-69 tuổi 30 µg 20 µg
≥ 70 tuổi 30 µg 20 µg
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu 29 µg
3 tháng giữa 29 µg
3 tháng cuối 29 µg
Phụ nữ cho con bú 45 µg

 Nguồn: Nutri ALL


Thận trọng: Thông tin trên không phải là tư vấn y tế và chỉ dùng để tham khảo hoặc nghiên cứu. Hãy xin ý kiến bác sĩ trước khi điều trị hoặc bổ sung dinh dưỡng.

Kiểm tra chỉ số

Xem kết quả
Xem kết quả