Clo (Chlor)
clo (Chlor - Cl) thường có dưới dạng hợp chất như trong muối ăn (natri cloride).
Cơ thể có khoảng 100g clo, tồn tại dưới dạng ion chloride, đa số nằm trong chất lỏng ngoài tế bào, nhất là trong dịch vị dạ dày, nước tủy cột sống, mồ hôi... clo có rất ít trong hồng cầu và các tế bào khác.
Từ thực phẩm và dịch dạ dày, clo được phần đầu của ruột non (tá tràng) hấp thụ.
clo có một số công dụng như:
– Giúp cân bằng tỷ lệ acid/kiềm và áp suất thẩm thấu của các chất lỏng ra vào tế bào.
– Là thành phần acid của dịch vị dạ dày, clo giúp tiêu hóa thực phẩm, hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin B12, sắt, tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong thực phẩm.
– Có vai trò trong dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
Muối ăn có chứa cả natri và clo, nên thực phẩm ướp muối cũng là nguồn cung cấp clo cho cơ thể. Chỉ một phần tư muỗng muối đã chứa khoảng 750mg clo, vừa đủ cho nhu cầu một ngày của cơ thể. Với một số người, dùng quá lượng này có thể làm tăng huyết áp.
Ở một vài nơi, người ta pha clo vào nước uống để diệt khuẩn.
Thường thì cơ thể chỉ thiếu clo khi bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, hoặc khi uống thuốc lợi tiểu lâu ngày, hoặc chế độ toàn rau trái và không dùng muối.
Khuyến nghị mức tiêu thụ clo trong khẩu phần hàng ngày
Nguồn: Nutri ALL
Thận trọng: Thông tin trên không phải là tư vấn y tế và chỉ dùng để tham khảo hoặc nghiên cứu. Hãy xin ý kiến bác sĩ trước khi điều trị hoặc bổ sung dinh dưỡng.