7 lợi ích của gừng với sức khỏe

SKĐS - Gừng tươi là một gia vị sẵn có trong gian bếp của mỗi gia đình. Đây là một loại gia vị có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có ít nhất bảy lợi ích của gừng đối với sức khỏe được khoa học chứng minh. Đối với y học cổ truyền Phương đông, khoảng 70% số bài thuốc đông dược có sử dụng gừng là một vị thuốc. 

 Gừng giúp giảm viêm trong bệnh viêm khớp

Những người bị viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động khi tiêu thụ gừng thường xuyên. Điều này là do các chất hoạt tính sinh học có trong củ gừng giúp ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây viêm.

Gừng cải thiện tiêu hóa

Các hoạt chất trong gừng kích thích sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, làm tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa. Chúng cũng làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người mắc chứng khó tiêu.

 

Gừng chống vi khuẩn

Gừng thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, và chiết xuất của nó có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella. Ngoài ra, loại gia vị này có thể có hiệu quả chống lại vi khuẩn miệng gây ra bệnh viêm nướu.

 Gừng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nhờ các thành phần chống viêm, giúp giảm mức độ lipid (chất béo) trong máu và ngăn ngừa huyết áp cao.

 Gừng hỗ trợ chống lại bệnh ung thư

Tiêu thụ gừng có thể làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Nó đã được chứng minh rằng các hợp chất hoạt tính của gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào (nguyên nhân gây ra thay đổi DNA), sự chết tế bào và sự phát triển hình thành 

của khối u. Đặc biệt, chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của u bạch huyết, u gan, ung thư ruột, vú, da, gan và bàng quang. Ngoài ra, chúng làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.

 Gừng có tác dụng giảm đau

Với tác dụng chống viêm và chống co thắt, gừng là một loại thuốc giảm đau tự nhiên cho chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt và chứng đau nửa đầu.

Gừng cải thiện độ nhạy insulin

Bổ sung gừng đã được chứng minh là có liên quan đến việc cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất trong các nghiên cứu. Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2, nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.

Các cách để thêm gừng vào chế độ ăn uống của bạn

Gừng tươi rửa sạch, nướng chín cả vỏ, thái lát mỏng rồi xay nhuyễn hoặc giã nát, cho vào lọ vặn chặt nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Hàng ngày, cho từ 2 đến 3 thìa nhỏ gừng đã xay vào 1 cốc nước nóng, đợi đến khi nước còn ấm cho thêm vài thìa mật ong rồi uống vào buổi sáng.

 - Giã nát gừng tươi rồi cho vào một cốc nước đun sôi và uống vào buổi sáng sau khi thức dậy.

- Cho 5 - 6 lát gừng tươi vào phích, đổ nước nóng vào, ủ một chút rồi uống trong ngày.

Nguyễn Ngân

(suckhoedoisong.com)

Dinh dưỡng và sức khỏe

Kiểm tra chỉ số

Xem kết quả
Xem kết quả