Làm thế nào khi trẻ chỉ thích ăn một số món ăn mình thích?
Nutri ALL - Sử dụng đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn là rất quan trọng để đảm bảo cơ thể dược cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
Tuy nhiên, khá nhiều trẻ em đều thích và chỉ ăn một số món ăn nhất định mà không thích, không ăn hoặc ăn rất ít các món ăn khác. Nếu việc này diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra hậu quả là trẻ sẽ bị thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
1. Tại sao trẻ chỉ thích ăn một số món mình thích mà không ăn các món khác?
2. Làm thế nào khi trẻ chỉ thích ăn một số món ăn mình thích?
1. Tại sao trẻ chỉ thích ăn một số món mình thích mà không ăn các món khác?
Trẻ có cảm giác an toàn và quen thuộc khi ăn những món ăn mình thích.
Các món ăn có mùi vị đậm đà như quá mặn, quá ngọt, nhiều chất béo hấp dẫn mang lại sự hài lòng tức thời nên được trẻ ưa thích và muốn được ăn lặp lại.
Trẻ được cho ăn với thực đơn thiếu tính đa dạng cho trẻ nên không khuyến khích trẻ ăn các món ăn mới. Khi trẻ thường xuyên được cho ăn lặp lại một số món giống nhau sẽ dẫn đến hình thành thói quen ăn uống với khẩu vị hạn chế.
Bữa ăn của trẻ tại Trường mầm non Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang
2. Làm thế nào khi trẻ chỉ thích ăn một số món ăn mình thích?
Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ khi trẻ chỉ thích ăn một số món ăn nhất định là một thách thức. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn. Một số biện pháp sau sẽ giúp trẻ dần hình thành thói quen ăn uống đa dạng:
- Không gây áp lực: Tránh ép buộc hoặc gây áp lực cho trẻ phải ăn một loại thực phẩm mới. ép buộc có thể làm trẻ cảm thấy căng thẳng và có thể phản tác dụng, khiến trẻ từ chối ăn loại thực phẩm đó.
- Tạo không khí vui vẻ: Biến bữa ăn thành một hoạt động vui vẻ và không căng thẳng. Nên tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng như giới thiệu lợi ích của thực phẩm hoặc các cuộc thi nhỏ xem ai có thể thử một món mới đầu tiên. Điều này giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn khi thử các loại thực phẩm mới.
- Cho trẻ tập ăn thực phẩm mới: Cần cho trẻ ăn món ăn hoặc thực phẩm mới một cách từ từ và với lượng nhỏ để trẻ tập làm quen dần.
- Chế biến món ăn một cách sáng tạo: Thay đổi cách chế biến các loại thực phẩm mới để phù hợp với sở thích của trẻ.
- Khen ngợi - động viên: Luôn khen ngợi và động viên khi trẻ dám thử một món ăn mới.
- Lặp lại món ăn mới: Món ăn mới cần được cho trẻ ăn lặp lại sau một thời gian ngắn, ví dụ hàng tuần để trẻ có thể làm quen và chấp nhận.
-
Cán bộ phụ trách dinh dưỡng trong trường mầm non cần đầu tư thời gian để lập thư viện Bảng tính khẩu phần ăn mẫu riêng của mình trên phần mềm Nutri ALL, với thực đơn áp dụng theo tuần, theo mùa, sử dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương, hạn chế trùng lặp món ăn, thực phẩm mỗi tuần.
-
Nên có sự tham khảo, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ, nhân viên nuôi dưỡng của các trường trong cùng địa phương trong việc xây dựng thực đơn và lập bảng tính khẩu phần ăn mẫu.
-
Tham khảo khẩu phần ăn mẫu có sẵn trong thư viện của phần mềm Nutri ALL.
Nutri ALL